Một số chính sách có hiệu lực từ tháng 6/2021

2021-06-24 16:20:00.0

 

Quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Thông tư số 29/2021/TT-BTC ngày 28/4/2021 hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Theo Thông tư, kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm 2 nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Về nguyên tắc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng được cụ thể tại Thông tư đó là: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ; việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, về kế toán.

Nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông được xác định tại Thông tư bao gồm:

Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa: Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy in, máy photocopy, máy chiếu, thuê đường truyền; các khoản chi phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng) chi theo thực tế phát sinh.

Chi giải khát giữa giờ: Áp dụng mức chi nước uống tổ chức các cuộc hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định. Trường hợp cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa không bố trí được phương tiện, không có điều kiện bố trí chỗ nghỉ cho thành viên Hội đồng thẩm định mà phải đi thuê thì được chi theo mức chi quy định hiện hành tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.

Chi phụ cấp tiền ăn cho thành .viên Hội đồng thẩm định trong quá trình họp thẩm định: Tuỳ theo địa điểm, thời gian tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức họp thẩm định quyết định chi phụ cấp tiền ăn cho thành viên Hội đồng thẩm định phù hợp với mức chi phụ cấp lưu trú được quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chi tiền công họp thẩm định: Mức chi tiền công họp thẩm định đối với Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi; đối với Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.

Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp cho thành viên Hội đồng thẩm định: tối đa 50.000 đồng/tiết/người.

Chi tiền công chuyên gia: Căn cứ đề xuất của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa và dự toán được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc xin ý kiến chuyên môn của chuyên gia là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các bản mẫu sách giáo khoa cần tổ chức thẩm định. Mức chi tiền công xin ý kiến chuyên gia tối đa 50.000 đồng/tiết/cá nhân (cơ quan, đơn vị, tổ chức).

Thông tư số 29/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/6/2021.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Thông tư số 15/2020/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2020 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Ký hiệu: QCVN 01-192: 2020/BNNPTNT

Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam. Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn quy định về yêu cầu kỹ thuật bao gồm 5 nội dung đó là: Yêu cầu về kiểm tra; yêu cầu về phân tích giám định; yêu cầu về nhiễm sinh vật gây hại; yêu cầu về bao bì đóng gói; Lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu.

Trong đó, đối với yêu cầu về phân tích giám định quy định mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và mẫu sinh vật gây hại thu thập được phân tích giám định theo các phương pháp: Phân tích giám định côn trùng và nhện; phân tích giám định nấm; hân tích giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma; phân tích giám định tuyến trùng; phân tích giám định cỏ dại. Yêu cầu về bao bì đóng gói: Bao bì, vật liệu bằng gỗ sử dụng để đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-2: 2009/BNNPTNT Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế. Việc lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu quy định: Lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu thực hiện theo QCVN 01-175: 2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.

Thông tư số 15/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 25/6/2021.

Sửa đổi, bổ sung quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa

Thông tư số 10/2021/TT-BGTVT ngày 29/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2016/TT-BGTVT ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

Theo đó, một số nội dung được được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư gồm:

Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa.”

Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường thủy nội địa, bao gồm: đầu tư xây dựng công trình, khai thác, bảo trì, bảo vệ luồng và hành lang luồng đường thủy nội địa.”

Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau: “Điều 4. Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa: Luồng đường thủy nội địa được chia thành 7 cấp kỹ thuật, bao gồm: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, cấp V và cấp VI.

Cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.

Các tuyến đường thủy nội địa kết nối với các tuyến hành lang vận tải, tuyến vận tải chính được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được áp cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa là đồng cấp hoặc giảm cấp so với các tuyến hành lang vận tải, tuyến vận tải chính đó.

Khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình cầu đường bộ, cầu đường sắt hoặc công trình khác qua luồng phải bảo đảm chiều cao, chiều rộng khoang thông thuyền, độ sâu an toàn của đáy luồng theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật tuyến luồng đường thủy nội địa được xác định trong quy hoạch đã công bố.

Kích thước đường thủy nội địa tương ứng với mỗi cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Cấp kỹ thuật đường thủy nội địa quốc gia quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.”

Thông tư số 10/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/6/2021.

Phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần

Thông tư số 03/2021/TT-BTNMT ngày 12/5/2021 quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP. Lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Theo đó, nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được quy định bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa:

Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp gửi cơ quan chủ quản phê duyệt, bao gồm những nội dung chính như sau: Tổng diện tích, số lượng thửa đất đang quản lý, sử dụng tại từng xã, phường, thị trấn và tài sản gắn liền với từng thửa đất; hình thức, diện tích sử dụng đất theo từng hình thức gồm: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; Nhà nước giao đất, cho thuê đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần; Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân khác; thời hạn sử dụng đất (thời hạn lâu dài, thời hạn sử dụng đất còn lại đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn);

Diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất; diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (nêu rõ lý do chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và kiến nghị); diện tích đất đang sử dụng đúng mục đích; diện tích đất sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất đã giao, cho thuê, cho mượn, góp vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác không đúng quy định của pháp luật; diện tích đất có tranh chấp, lấn, chiếm; các trường hợp khác (nếu có); diện tích không được đưa vào sử dụng.

Đề xuất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa: Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt và công bố; phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được cơ quan có tham quyền phê duyệt; chiến lược phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa đề xuất phương án sử dụng đất gồm: tổng diện tích, số lượng thửa đất đề nghị giữ lại sử dụng; trong đó thể hiện rõ diện tích, loại đất, hình thức sử dụng, thời hạn sử dụng đất của từng thửa đất đề nghị giữ lại sử dụng tại từng xã, phường, thị trấn.

So sánh, đối chiếu phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có), phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được cơ quan có tham quyền phê duyệt theo các nội dung sau đây:

Diện tích các loại đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) và không có thay đoi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có tham quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ;

Diện tích các loại đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có), có thay đoi so với phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã được phê duyệt.

Diện tích đất doanh nghiệp được giao, được thuê, do nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật phát sinh từ sau thời điểm phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Diện tích đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và diện tích đất không thuộc phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (nếu có).

Đối với diện tích đất có thay đổi so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có) hoặc khác với mục đích sử dụng đất theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương án sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ; diện tích không đưa vào phương án sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều này thì việc xử lý được thực hiện theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.

Nội dung Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa và Biểu tổng hợp nội dung phương án sử dụng đất thực hiện theo Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Đối với việc lập và phê duyệt phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần cũng được quy định cụ thể tại Thông tư như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP phê duyệt.

Nội dung phương án sử dụng đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần:

Tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần: Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng đất bao gồm cả đất của các đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới, doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công lập sở hữu 100% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng tính đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

Đề xuất phương án sử dụng đất: Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt và công bố, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã được cơ quan có tham quyền phê duyệt, lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp đề xuất phương án sử dụng đất theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

So sánh, đối chiếu phương án sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có), phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 2 Thông tư này.

Thông tư số 03/2021/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 28/6/2021.

 

Phòng Dịch vụ HCC (Tổng hợp và biên tập)
thainguyen.gov.vn

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 135716

PHƯỜNG QUAN TRIỀU - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thái Hòa - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường

Bản quyền © 2020 Uỷ ban nhân dân phường Quan Triều. Bảo lưu toàn quyền

Thông tin liên hệ

  • 0208.3855.661
  • quantrieu@thainguyencity.gov.vn